Phân biệt sự khác nhau giữa Marketing và Sale

SalesPosted on

Nhiều người thường lầm tưởng rằng marketing và sale là một. Khi nhắc đến làm marketing nhiều người thường nghĩ ngay đến làm sale. Việc nhiều người lầm tưởng như vậy không phải là không có căn cứ. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa marketing và sale qua bài viết dưới đây.

>>Xem thêm: Những hệ luỵ của công ty Vinalink lừa đảo

1. Định nghĩa Marketing và Sale

Marketing và Sale là hai bộ phận trong một doanh nghiệp. Cả 2 đều có đặc điểm là tác động đến khách hàng tiềm năng và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Hai bộ phận này giúp doanh nghiệp kích thích sự mua hàng của khách, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận được với sản phẩm.

Marketing được hiểu đơn giản là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Bao gồm tất cả mọi công việc giúp khách hàng biết đến, lựa chọn sản phẩm hay thương hiệu. Duy trì sự quan tâm của khách hàng với hàng hóa dịch vụ được tiếp thị. Thực hiện các hoạt động tiếp thị, quảng cáo để khách hàng biết đến doanh nghiệp.

Sale là vị trí nhân viên kinh doanh cho doanh nghiệp. Sale đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp khách hàng có thể hiểu kỹ hơn về sản phẩm của doanh nghiệp. Là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách, thuyết phục khách mua hàng của công ty. Là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng vì vậy nhân viên sale luôn phải hoà nhã. Khách hàng thường đánh giá sự chuyên nghiệp thông qua thái độ của nhân viên.

Marketing và sale có khái niệm và chức năng hoàn toàn khác nhau
Marketing và sale có khái niệm và chức năng hoàn toàn khác nhau

2. Phân biệt sự khác nhau giữa Marketing và sale

Từ những định nghĩa ở bên trên chúng ta thấy đây là 2 bộ phận khác nhau, có chức năng và nhiêm vụ khác nhau. Việc hiểu nhầm giữa 2 bộ phận này khiến chúng ta có cái nhìn không đúng. Hãy cùng tìm hiểu những sự khác nhau này nhé!

2.1 Nhiệm vụ của từng bộ phận

Marketing không phải chờ đợi cho đến khi sản phẩm ra mới bắt đầu lên kế hoạch thực hiện chiến lược. Trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm họ thường phải tìm hiểu nhu cầu, mục tiêu khách hàng,…. Sau khi đã lên được ý tưởng sản phẩm họ sẽ bắt đầu bắt tay vào thực hiện sản phẩm và đưa sản phẩm ra thực tế. Sau khi hoàn thành sản phẩm sẽ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Người làm marketing lúc này có nhiệm vụ PR, tiếp thị, quảng bá sản phẩm rộng rãi. Các sản phẩm này được quảng cáo liên tục giúp nhiều người biết đến sản phẩm.

Sale cũng là việc tiếp thị sản phẩm, giúp khách hàng biết được những sản phẩm của mình. Tuy nhiên, sale thường được thực hiện sau khi các chiến lược marketing được đưa ra. Nhân viên bán hàng sẽ vận dụng những kỹ năng, sự hiểu biết của bản thân về sản phẩm để thuyết phụ khách hàng mua sản phẩm của mình. Là nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, có vai trò rất quan trọng. Vận dụng các kỹ năng để có thể thuyết phục khách mua hàng. Nếu không có nhân viên sale thì các chiến lược marketing đưa ra không thể thành hiện thực, sản phẩm của công ty không thể đến tay người tiêu dùng.

Marketing thường đưa ra các chiến lược còn sale là tiếp thị, bán sản phẩm
Marketing thường đưa ra các chiến lược còn sale là tiếp thị, bán sản phẩm

2.2 Sự khác biệt về mục đích

Marketing giúp thu hút sự chú ý của khách hàng về thương hiệu và sản phẩm. Marketing thường là người quảng cáo, truyền thông và lên các kế hoạch, chiến lược để thu hút khách hàng.

Bộ phận Sale thường biến những nhu cầu của khách hàng thành nhu cầu mua hàng thực tế. Thúc đẩy quá trình mua hàng của khách, giải toả sự lo âu của khách hàng. Có tác động rất mạnh mẽ đến việc mua hàng của khách.

2.3 Sự khác biệt về phương hướng

Marketing thường sử dụng cách tiếp cận, chăm sóc khách hàng như gửi mail, chăm sóc những khách hàng đang có nhu cầu. Mở rộng phạm vi quảng cáo ra các thị trường mới, lên ý tưởng để quảng cáo được hiệu quả hơn. Các nhân viên marketing phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, xem những nhu cầu nào thực sự cần thiết. Sau đó biến những nhu cầu cần thiết của khách hàng thành nhu cầu thực tế. Marketing đòi hỏi rất nhiều những kỹ năng cho một doanh nghiệp. Việc marketing hiệu quả nhất hiện nay có lẽ là con đường truyền miệng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chất lượng sản phẩm tốt. Giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt khi đi mua hàng, khách hàng sẽ giới thiệu cho rất nhiều người tiếp theo.

Nhân viên sale thường dùng những lời nói của mình để thuyết phục khách hàng, giúp khách hàng mua hàng. Đặc điểm của bộ phận này là không ép khách hàng mua hàng mà chỉ chỉ ra điểm mạnh. Đánh trúng tâm lý và chỉ ra những điểm nổi bật của sản phẩm. Những điều này sẽ khiến khách hàng hài lòng và có cảm nhận tốt. Ngoài ra, nhân viên có thể cố thuyết phục khách mua hàng bằng hình thức đưa ra các khuyến mãi, các dịch vụ đi kèm để thuyết phục được khách hàng. Lắng nghe những ý kiến và góp ý của khách hàng để hoàn thiện về sản phẩm hơn.

Marketing tìm hiều những nhu cầu và phương hướng của khách hàng
Marketing tìm hiều những nhu cầu và phương hướng của khách hàng

2.4 Sự khác biệt về mục tiêu lợi nhuận

Đây cũng là một trong những sự khác biệt rất lớn giữa Marketing và Sale. Mục tiêu của Sale là bán được thật nhiều sản phẩm cho khách hàng, tăng lợi nhuận nhờ việc bán được sản phẩm. Còn Marketing thì mục tiêu sẽ mang tầm vĩ mô hơn. Hướng đến việc tăng lợi nhuận nhờ việc thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Giúp khách hàng có thể mua hàng nhanh chóng mà không tốn thời gian, công sức.

Trên đây là sự khác biệt giữa Marketing và sale. Hai bộ phận này giúp bổ trợ cho nhau, giúp doanh nghiệp được khách hàng biết đến và tiêu thụ sản phẩm một cách tốt hơn.

Tham gia bình luận: