Nhiều người thường nghĩ telesale là việc gọi điện mời gọi khách hàng tham gia, mua bán sản phẩm. Mọi người thường nghĩ rằng làm telesale rất phiền phức vì thường xuyên gọi điện làm phiền người khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về telesale là gì và công việc của telesale nhé!
>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết công ty Vinalink lừa đảo
1. Telesale là gì?
Telesale là phương pháp bán hàng qua điện thoại, đây là hình thức mời chào khách hàng sử dụng sản phẩm qua điện thoại. Bằng những kịch bản đã có sẵn, nhân viên sẽ gọi điện tư vấn sản phẩm, dịch vụ. Nhân viên telesale sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp cho hoạt động này.
Telesale hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực: y tế, giáo dục, bảo hiểm,… Bằng lượng data có sẵn, nhân viên sẽ theo lượng data được cung cấp để gọi điện tư vấn. Các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức này để bắt đầu kinh doanh, giúp nhiều người biết đến sản phẩm.
2. Công việc của telesale
Telesale không chỉ đơn giản là gọi điện thoại tư vấn khách hàng. Nhiều người chỉ cho rằng công việc của telesale chỉ là gọi điện cho khách trong cả một ngày. Cách hiểu này đúng, tuy nhiên chưa thật sự đầy đủ. Sau đây là những công việc của telesale:
- Tìm hiểu và nắm bắt tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm mà công ty/doanh nghiệp mình đang kinh doanh
- Gọi điện thoại cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm, thuyết phục họ mua hàng, chốt đơn.
- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đưa ra các thông tin, dữ liệu khách hàng hữu ích cho việc kinh doanh thông qua việc lưu trữ lại các cuộc gọi với khách
- Tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng liên quan tới sản phẩm
- Cập nhật liên tục và quản lý các thông tin liên quan đến khách hàng
- Kết hợp nhịp nhàng với nhân viên phòng kinh doanh và các bộ phận khác trong tổ chức để đạt được mục tiêu kinh doanh.
- Tạo mối quan hệ với khách hàng: để khách hàng quay lại và sử dụng sản phẩm. Cần chăm sóc khách hàng chu đáo để khách cảm thấy hài lòng và quay lại ở lần mua tiếp theo.
- Tìm kiếm khách hàng mới: Không chỉ nhận database từ doanh nghiệp. Nhân viên telesale còn tìm kiếm nguồn khách hàng online để tăng hiệu quả bán hàng.
- Tiến hàng báo cáo với cấp trên tiến độ công việc và các kết quả đạt được.
3. Kỹ năng mà nhân viên telesale cần phải có
3.1 Kiến thức về sản phẩm,dịch vụ
Đã là người bán hàng, thì đầu tiên bạn cần phải am hiểu về sản phẩm dịch vụ của mình đang bán. Phải biết được các quy trình bán sản phẩm của công ty mình. Bạn không thể tư vấn khách khi không hiểu gì về sản phẩm mình đang bán được. Điều này sẽ khiến khách hàng hoài nghi, khách hàng sẽ không tin tưởng lựa chọn sản phẩm của bạn. Sự am hiểu về sản phẩm dịch vụ ở đây được hiểu là về thông tin, quy trình vận hành sản phẩm. Đưa ra được điểm khác biệt giữa sản phẩm của công ty với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Ngoài ra, cần phải hiểu thêm về nhu cầu của thị trường và xu hướng mua sắm để dễ dàng nắm bắt tâm lý của khách hàng. Đánh trúng tâm lý và kích thích sự mua hàng của khách.
>>Tham khảo thêm: Kỹ năng chốt sales mà nhân viên cần phải có
3.2 Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần thiết đối với nhân viên telesale. Đối với những nhân viên bán hàng, là người tiếp xúc trực tiếp với khách đòi hỏi một kỹ năng giao tiếp thật tốt. Khi nghe điện thoại, khách hàng sẽ ấn tượng với giọng nói của bạn. Vì vậy cần phải nói rành mạch, rõ ràng, không bị ngọng. Cách bạn phát âm, nhấn mạnh vào những nội dụng quan trọng sẽ giúp truyền tải một cách mạnh mẽ và dứt khoát những điểm mấu chốt, quan trọng đến khách hàng.
3.3 Kỹ năng xử lý tình huống
Mỗi khách hàng sẽ có một yêu cầu và thắc mắc khác nhau. Có khách hàng sẽ hài lòng với dịch vụ sản phẩm còn một số khách hàng sẽ không hài lòng. Nhân viên sẽ gặp phải một số khách hàng khó tính, đòi hỏi khắt khe hay khách cảm thấy bị làm phiền. Vào những tình huống như thế này thì nhân viên cần phải bình tĩnh giải quyết. Bản chất của bán hàng là dịch vụ, “khách hàng là thượng đế” vì vậy bạn cần phải khéo léo. Khách hàng là người tiêu dùng sản phẩm của chúng ta, vì vậy cần bình tĩnh, không được nổi nóng với khách. Nhân viên nên nhẹ nhàng thuyết phục khách hàng. Nếu được có thể hẹn gặp để cho khách hàng được nhìn thấy sản phẩm và trải nghiệm sản phẩm.
3.4 Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Điều này giúp cho khách hàng cảm thấy được tôn trọng, cảm nhận được sự chân thành thì khả năng mua hàng sẽ tăng cao. Bạn không thể lúc nào cũng chỉ chăm chăm nói về sản phẩm của mình được. Khách hàng sẽ có những khúc mắc và những yêu cầu riêng. Do đó, bạn cần phải lắng nghe, hiểu được những mong muốn của khách hàng. Từ đó có thể nắm bắt tâm lí, xu hướng của khách hàng. Biết được khách hàng đang muốn gì, họ e ngại điều gì và có thể giúp họ giải toả những thắc mắc. Đây chính là đòn bẩy để bạn có thể bán được hàng, kết thúc một cuộc telesales thành công.
Telesale là một công việc quan trọng trong doanh nghiệp. Giúp tăng hiệu quả bán hàng và giúp khách hàng tiếp cận được sản phẩm. Đây là một công việc có sự thăng tiến và có mức lương cao. Chính vì vậy, bạn có thể thử sức với lĩnh vực này.